Tràm Gió là cây thân gỗ, được trồng phổ biến ở Đông Nam Á, Úc, New Guinea và đảo Torres Strait. Tràm gió là thực vậy có chiều cao trung bình đến cao, vỏ cây màu bạc và hoa màu trắng hoặc màu xanh lá. Cây Tràm Gió được dùng chủ yếu để chiết xuất tinh dầu tràm gió Cajuput, hay còn gọi tắt là dầu tràm. Dầu Tràm chứa đến 60% 1,8 – cineole (Cineol), thành phần kháng khuẩn chính tạo nên tác dụng của của dầu. Dầu tràm gió được phân loại là không độc, không nhạy cảm (mặc dù kích ứng da có thể xảy ra ở nồng độ cao). Dầu tràm có nhiều tác dụng hữu ích như chữa bệnh đường hô hấp, an thần, điều trị giun, nhiễm trùng được sinh dục, đuổi côn trùng,…Tinh dầu tràm được sử dụng để tạo hương vị cho thực phẩm, xà phòng, mỹ phẩm,…
và trong liệu pháp hương thơm Aromatherapy.
Thông tin sản phẩm
Tinh dầu Tràm Gió tự nhiên mang mùi hương the mát, ngọt dịu, giúp tinh thần phấn chấn, tỉnh táo. Kết hợp tốt với tinh dầu Phong Lữ, Oải Hương, Thông,…
Phương pháp chiết xuất: Chưng cất lôi cuốn hơi nước.
Thành phần: Cineol (≥60%).
Bảo quản: Đựng trong lọ kín, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh không để ở những nơi nóng, có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp, bụi bặm vì có thể làm bay hơi hoặc mất tác dụng của tinh dầu. Không để ngấm nước hay các sản phẩm khác rơi vào vì sẽ làm hỏng tinh dầu. Luôn đóng chặt nắp các lọ tinh dầu khi không sử dụng.
Một số công dụng và cách sử dụng tinh dầu Tràm Gió
• Tinh dầu tràm gió có khả năng làm sạch sâu cho làn da, điều tiết lượng nhờn khả năng kháng khuẩn mạnh mẽ giúp đẩy lùi mụn.
• Làm sạch da đầu và loại bỏ những mảng gàu, giúp các nan tóc khỏe hơn, hạn chế được tình trạng rụng tóc và phục hồi mái tóc bị hư tổn.
• Tinh dầu tràm gió giúp khử trùng vết thường, trị được các loại bệnh ngoài da gây ra do nấm như nấm bàn chân.
• Phòng chống cảm cúm và trị ho: Thoa tinh dầu tràm gió vào lòng bàn chân hoặc thái dương hoặc hòa vào nước khi tắm để giúp giữ ấm cơ thể, đặc biệt có thể sử dụng cách này cho trẻ nhỏ để phòng tránh bệnh tật.
• Chống viêm: pha tinh dầu tràm gió cùng với nước với tỷ lệ 5 đến 10% rồi nhỏ mũi để giúp sát khuẩn và trị nghẹt mũi. Cũng có thể sát trùng vết thương bằng cách nhỏ tinh dầu tràm gió với nước theo tỷ lệ 0.2% tinh dầu để rửa vết thương.
• Trị đau nhức: Thoa trực tiếp tinh dầu tràm gió vào các vùng đau nhức như xương khớp, vùng sưng tấy và cả vùng bụng để xoa bóp. Bạn cũng có thể nhỏ 1 giọt tinh dầu tràm gió và nước ấm để uống giúp giảm đau bụng tốt hơn.
• Trị hôi miệng và chống viêm răng miệng: Cho khoảng 3 giọt tinh dầu tràm gió vào nước ấm dùng để súc miệng khoảng 2 đến 3 lần mỗi ngày hoặc cho vài giọt tinh dầu tràm gió và kem đánh răng để sử dụng.
Lưu ý:
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
- Không được uống tinh dầu.
- Để xa tầm tay trẻ em, tránh để tinh dầu tiếp xúc với lửa.
- Không để tinh dầu vương vào mắt, không thoa tinh dầu vào các vết thương hở.
- Không sử dụng tinh dầu điều trị bệnh thay thế cho chăm sóc y tế cần thiết.
- Tham khảo ý kiến bác sỹ khi sử dụng cho phụ nữ mang thai, trẻ em và người đang bệnh nặng.
- Không tiếp tục sử dụng tinh dầu nếu phát hiện có mùi, màu sắc lạ hoặc khi bị dị ứng xảy ra.
- Đối với người có làn da nhạy cảm, cần thử tinh dầu trước khi dùng.